Hiện nay phương pháp dùng âm nhạc trị liệu chứng tự kỷ ở trẻ em đã được các công trình
nghiên cứu và thực tế ứng dụng khẳng định lợi ích của phương pháp trị liệu này.
Bệnh tự kỷ biểu hiện là sự chậm phát triển về trí não, chậm phản ứng với những tác động
bên ngoài vào giác quan, khả năng diễn đạt ngôn ngữ của bé bị hạn chế, nhận thức kém
về thế giới bên ngoài, khả năng liên hệ với mọi người xung quanh gần như không có.
Ban đầu, người ta cho tự kỷ là một rối loạn tâm thần nên đã điều trị theo mô hình tâm
thần học. Rồi người ta cho rằng tự kỷ do rối loạn mối quan hệ mẹ con và chấn thương
tâm lý nên đã điều trị tâm lý. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị trên ít hiệu quả.
Với việc cho trẻ em tự kỷ tiếp xúc với âm nhạc người ta nhận ra rằng: Nhiều trẻ tự kỷ có
thể thao tác trong các khu vực âm nhạc giỏi một cách khác thường so với các khu vực
không âm nhạc khác, đồng thời cũng thao tác âm nhạc giỏi hơn so với trẻ bình thường.
Nhiều em đáp ứng một cách thường xuyên và thích hợp với âm nhạc hơn so với những
kích thích nghe khác. Khi tiếp xúc với âm nhạc trẻ nhớ rất tốt giai điệu của các bài nhạc,
âm nhạc cổ điển thu hút được sự chú ý của các em, các bé có hứng thú được chơi piano,
hát và nghe nhạc. Một thực nghiệm của Applebaum và cộng sự (1979) cho thấy trẻ tự kỷ
có những thao tác bắt chước âm nhạc qua giọng hát, piano và dụng cụ điện tử cũng bằng
hoặc tốt hơn trẻ bình thường.
Trẻ tự kỷ rất nhạy cảm vơi âm nhạc, thậm chí hơn các đứa trẻ bình thường. Thaut (1987)
đã chỉ ra rằng trẻ tự kỷ thích nghe âm nhạc kết hợp với những slide về động vật trong sở
thú, trong khi trẻ bình thường chỉ thích xem các slide hơn. Âm nhạc thực sự là một kích
thích hấp dẫn, thu hút sự chú ý của trẻ tự kỷ, vì vậy âm nhạc có một đóng góp quan trọng
cho hiệu quả trong quá trình trị liệu. Người ta đã sử dụng các bài tập xướng âm là hình
thức kết hợp giữa nguyên âm và phụ âm với sự chuyển điệu thích hợp, có sự hỗ trợ của
nhịp thở. Các bài hát thánh ca, hát nhịp đều đều, tụng kinh, đồng dao…các hình thức vận
động như múa, tập nhịp điệu và các kỹ thuật bắt chước. Các thao tác đối với nhạc cụ…
Tiến hành trị liệu là một quá trình được thực hiện theo từng bước khác nhau để đạt được
những kết quả tích cực như cải thiện sự phối hợp vận động thô lẫn tinh tế, kéo dài thời
gian chú ý của trẻ. Phát triển nhận thức cơ thể, phát triển khái niệm tự thân. Phát triển các
kỹ năng xã hội, khả năng giao tiếp bằng miệng và không bằng miệng. Tạo điều kiện cho
việc học tập về những khái niệm học thuật cơ bản trước tuổi đến trường và tuổi đến
trường. Chẩm dứt hoặc thay đổi các hành vi nghi thức và lặp lại. Giảm lo âu, tức giận và
tăng động. Rèn luyện cảm giác, tri giác và phối hợp vận động cảm giác (nghe, nhìn, xúc
giác và vận động).
Hiện nay, trường âm nhạc Hóa Quang – Yamaha Music Shool có giáo trình dạy âm nhạc
dành riêng cho các em nhỏ. Các em có thể tham gia học các loại đàn như piano, organ,..
hoặc các lớp âm nhạc với đầy đủ các kỹ năng nghe, hát, biểu diễn, huấn luyện về tiết
điệu, học trực quan, óc sáng tạo, đánh giá và thưởng thức âm nhạc. Với hệ thống giáo dục
âm nhạc Yamaha, các bé sẽ được tiếp xúc với âm nhạc một cách tốt nhất, với giáo trình
hợp lý cùng đội ngũ giáo viên thân thiện, yêu mến trẻ con. Các em sẽ nhanh chóng tiến
bộ với những buổi kèm riêng cho trò. Đặc biệt, cha mẹ các em có thể tham gia lớp học
cùng các con để nhận thấy sự thay đổi của các bé với lịch trình hợp lý nhất.
Âm nhạc thực sự là người bạn thân thiết, không chỉ giúp trẻ em tự kỷ thoát ra được thế
giới của riêng mình mà với những đứa trẻ bình thương âm nhạc sẽ giúp các em không
ngừng phát triển và hoàn thiện hơn nữa