Luyện nghe

Âm nhạc là nền tảng cho sự phát triển của con người. Học âm nhạc đúng lúc giúp cho trẻ em phát triển toàn diện các kỹ năng, từ đó trở nên năng động và tiếp thu nhanh hơn các vấn đề trong cuộc sống.

Luyện nghe âm nhạc giúp trẻ tăng cường khả năng lắng nghe

Thính giác của trẻ phát triển nhanh vượt trội ở khoảng 36 đến 72 tháng tuổi. Vì vậy, cần nắm bắt thời khắc quan trọng này để dạy trẻ. Chương trình phát triển toàn diện cho trẻ 36 tháng tuổi ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết này của các bậc cha mẹ, tạo điều kiện cho các em nhỏ học tập và rèn luyện phản xạ tốt nhất. Kỹ năng đầu tiên các em được rèn luyện là LUYỆN NGHE.

Luyện nghe thông qua việc học âm nhạc

Tham gia khó học phát triển kỹ năng luyện nghe, trẻ em sẽ được học hát và chơi các trò chơi theo nội dung bài hát. Tăng cường thêm một số hiểu biết về cao độ, trường độ, trưởng quảng, hòa âm và tiết điệu để giúp hình thành nền tảng nghe chủ động trong con người trẻ em.

  • Bài tập nghe trường độ – tiết tấu: Các bài hát trong các hoạt động vui chơi và vận động nhạc đồng thời cũng là các bài tập về trường độ – tiết tấu cho trẻ. Các giáo viên âm nhạc sẽ giúp trẻ luyện tiết tấu từ đơn giản đến phức tạp. Ban đầu có thể trẻ sẽ được học theo các tiết tấu mẫu, sau quá trình thực hiện tốt, trẻ sẽ được sử dụng thêm các nhạc cụ: Mõ, thanh phách, trống…
  • Bài tập nghe cao độ: Trẻ sẽ được rèn luyện thính lực nhạy bén qua việc tập trung lắng nghe để cảm nhận được sự thay đổi tần số của âm thanh. Rèn được điều này tức là ta đã giúp cho cơ quan thính giác của trẻ có được sự chính xác tinh tế. Điều này cũng góp phần kiểm tra khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ.
  • Nhận biết nhịp độ, sắc thái: Các giáo viên sẽ cho trẻ nghe lần lượt âm thanh của các loại nhạc cụ khác nhau để trẻ phân biệt âm thanh mang sắc thái riêng của các loại nhạc cụ. Sau đó cho trẻ nghe nhiều bài hát, ở mỗi bài hát lại được chơi bằng một số nhạc cụ. Qúa trình rèn luyện lâu dài, trẻ sẽ phân biệt được nhịp độ nhanh chậm và xu hướng của bài hát theo hướng hành khúc, vui nhộn hay êm dịu…

Tập cách lắng nghe chủ động

Hầu hết mỗi người chúng ta đều tham gia vào các hoạt động nghe nhạc thụ động trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc: Ăn, đi lại, tập thể dục, lướt web, đi bộ, học tập…Kiểu nghe này thường được đánh giá là “Nghe tai này lọt tai kia” bởi bạn đã nghe một cách vội vàng và hời hợt. Thậm chí, nhiều lúc nghe nhạc chỉ là một cách giải khuây, giúp xé tan sự tĩnh lặng trong không gian. Điều này giúp bạn không cảm thấy cô đơn.

Nhưng hãy tập nghe chủ động. Trẻ em tham gia chương trình phát triển toàn diện học được cách lắng nghe chủ động mà không phải ai cũng có thể nắm bắt và tiếp thu được. Khi trẻ có thời gian tập trung để khám phá một tác phẩm âm nhạc sẽ là một cơ hội tốt cho các em rèn luyện khả năng nghe tích cực. Nghe hời hợt sẽ không thể nào cảm nhận được kỹ lưỡng tất cả các âm sắc, giai điệu, tiết tấu… trong một bài hát. Phải mất thời gian cống hiến lâu dài, tăng cường sự tập trung, chân thành và một tư duy nghiêm túc để tìm ra những điểm cốt lõi trong một tác phẩm âm nhạc.

Lắng nghe chủ động là cách hoàn thiện vượt bậc kỹ năng luyện nghe

Lắng nghe tích cực không phải là một thách thức mà đó chính là một cơ hội tốt để rèn luyện. Nó cho ta thấy một thế giới âm nhạc đầy sự hấp dẫn và tinh tế. Đây là một kỹ năng quan trọng trong hoạt động âm nhạc. Thực hành kỹ năng này không những giúp trẻ hoàn thiện vượt bậc khả năng lắng nghe mà còn làm giàu thêm vốn âm nhạc.

Hãy giúp trẻ kích hoạt kỹ năng luyện nghe ngay thời khắc quan trọng bằng việc tham gia “Chương trình phát triển toàn diện cho trẻ từ 36 tháng tuổi” của Trường Âm nhạc Hóa Quang. Các bậc cha mẹ sẽ cảm nhận được sự phát triển vượt trội của con mình trong âm nhạc, học tập và cả cuộc sống.

Trường nhạc Hóa Quang

Trường nhạc mở cửa từ 8h00 – 19h00 hàng ngày từ thứ 2 đến Chủ Nhật.